Vấn đề cáu cặn và ăn mòn trong hệ thống Nồi hơi (Boiler)

Liên hệ tư vấn:
Công ty TNHH Hóa chất và Môi trường An Phú Cường
Mobiler: 0945 117 000   Email: apcchem68@gmail.com
Những vấn đề trong nồi hơi:
Sử dụng nước thô chưa qua tiền xử lý có thể gây ra một số vấn đề như cáu cặn, ăn mòn và hiện tượng cuốn theo hơi nước trong nồi hơi và thiết bị phụ.
NHỮNG VẤN ĐỀ THƯỜNG XẢY RA TRONG NỒI HƠI
Nước được dùng làm nước bù cho nồi hơi như nước máy, nước công nghiệp, nước ngầm và nước sông, thường có các chất khác nhau như chất rắn lơ lửng, chất rắn hòa tan và khí. Lượng chất thay đổi phụ thuộc vào nguồn nước thô.
Việc dùng nước thô chưa qua tiền xử lý có thể gây ra một số vấn đề như cáu cặn, ăn mòn và hiện tượng cuốn theo hơi nước trong nồi hơi và thiết bị phụ.
Hình ảnh hệ thống Nồi hơi bị cáu cặn
Những vấn đề xảy ra trong vận hành nồi hơi và nguyên nhân.
Phân loại
vấn đề
Vấn đề trong vận hành
hệ thống nồi hơi
Nguyên nhân
Cáu cặn
– Giảm hiệu suất nồi hơi do sự dính bám của thành phần cứng hoặc cặn silic.
– Làm giãn hoặc phá ống hơi do sức nặng của lớp cặn bám.
– Sự rò rỉ độ cứng hoặc silic từ thiết bị làm mềm hoặc khử khoáng.
– Thiếu sự kiểm soát chất lượng nước bù và nước nồi hơi.
– Thiếu sự áp dụng hóa chất xử lý.
Ăn mòn
– Ăn mòn làm hỏng ống dẫn nước bù, ống ngưng và ống hơi…do oxy hòa tan hoặc CO2.
– Ăn mòn làm hỏng ống bay hơi dưới lớp lắng của oxit kim loại.
– Khử khí nước bù không đủ.
– Giảm pH nước nồi hơi hoặc ngưng tụ.
– Nước bù bị nhiễm sắt từ ống ngưng.
– Khí oxy đi vào nồi hơi trong thời gian ngừng vận hành.
Cuốn theo hơi nước
– Làm giảm hơi nước tinh khiết.
– Giảm hiệu suất của tuabin do cặn silic.
– Làm giảm chất lượng sản phẩm được xử lý bằng hơi.
– Tải trọng vận hành nồi hơi dao động nhanh.
– Nước nồi hơi quá cô đặc.
– Nước nồi hơi bị bẩn do chất hữu cơ.
Hầu hết nồi hơi áp suất thấp dùng nước thô hoặc nước mềm để làm nước bù và thường không có máy khử khí. Do đó, những vấn đề xảy ra trong nồi hơi thường là do độ cứng, cặn silic, ăn mòn do oxy hòa tan và cáu cặn do CO2 trong đường ống ngưng.
Nồi hơi áp suất cao và trung bình thường được lắp máy khử khí và nước được khử khoáng để làm nước bù. Tuy nhiên, vì vận hành ở nhiệt độ và áp suất đều cao nên khi có mặt một lượng nhỏ chất không tinh khiết cũng gây ra các vấn đề, như lớp lắng oxit kim loại trên bề mặt đun nóng của nồi hơi, ăn mòn thiết bị phụ và sự dính bám của cáu cặn trong bộ phận đun hơi nước hoặc cánh tuabin.
Để ngăn chặn những vấn đề trên và vận hành nồi hơi an toàn và hiệu quả, việc ứng dụng xử lý nước phù hợp là rất cần thiết cho mỗi nồi hơi. Xử lý nước cho nồi hơi được chia thành xử lý bên ngoài (cơ học) và xử lý bên trong (hóa chất).
Xử lý cơ học là loại bỏ các chất không tinh khiết trong nước bằng việc áp dụng quá trình đông tụ, quá trình lắng, quá trình lọc, trao đổi ion, đuổi khí …
Xử lý hóa chất được chia thành xử lý nước bù và ống nước ngưng để kiểm soát ăn mòn bằng cách thêm chất “đuổi” oxy và chất ức chế ăn mòn đường ống, và để cấp nước có chứa ít chất không tinh khiết vào nồi hơi một cách hợp lý. Hợp chất nồi hơi, chất đuổi oxy, chất phân tán bùn…được sử dụng làm hóa chất xử lý cho nồi hơi. Những hóa chất trên ngăn chặn ăn mòn và làm thành phần hình thành cặn lắng không tan bị phân tán thành những phần tử nhỏ và bị thải ra khỏi nồi hơi theo nước xả đáy.
Những hóa chất xử lý trên là không thể thiếu để vận hành nồi hơi an toàn và hiệu quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay